Trang chủ » BLOG » Thành phố Huế đang hướng tới đô thị xe đạp đầu tiên trên cả nước

Huế, thành phố di sản văn hóa của Việt Nam, đang nỗ lực để trở thành một đô thị xanh và thông minh với một chiến lược phát triển độc đáo…

Với mục tiêu trở thành đô thị xe đạp đầu tiên của Việt Nam, thành phố Huế đang từng bước thực hiện chiến lược phát triển bền vững là nền tảng bảo tồn, phát triển di sản văn hóa và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

GẮN KẾT SẢN PHẨM DU LỊCH XE ĐẠP XANH VỚI MÔI TRƯỜNG  

Với hệ thống di sản văn hóa và lịch sử đồ sộ cùng cảnh quan thiên nhiên yên bình, Huế không chỉ là nơi lưu giữ ký ức của dân tộc mà còn là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, với lượng phương tiện cơ giới cá nhân ngày càng tăng, đặc biệt là ô tô và xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch, không gian yên bình này đang dần bị phá vỡ bởi tiếng ồn và khói bụi.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và duy trì không gian sống lành mạnh, Huế đã chọn xe đạp như một giải pháp vừa mang tính bảo vệ môi trường vừa phù hợp với nhịp sống chậm, tôn vinh sự thanh bình của thành phố.

Ông Cung Trọng Cường, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, nhận định rằng việc phát triển xe đạp công cộng và khuyến khích người dân sử dụng xe đạp sẽ thúc đẩy các giá trị văn hóa, sáng tạo và xây dựng môi trường xanh cho thành phố.

“Huế hội tụ đủ yếu tố để xây dựng một hệ thống xe đạp đáp ứng nhu cầu di chuyển đô thị của người dân, đồng thời tạo điểm nhấn cho du khách trong và ngoài nước muốn trải nghiệm văn hóa, khám phá thành phố di sản trên một phương tiện gần gũi với thiên nhiên”, ông Cường chia sẻ.

Theo ông Cường, mô hình đô thị xe đạp không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế. Việc người dân và du khách sử dụng xe đạp sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông, tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm phát thải CO2 và tăng cường ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Với mô hình này, thành phố hướng tới giảm thiểu xe cơ giới trong các khu vực nhạy cảm về văn hóa và cảnh quan di sản từ đó tạo nên một không gian di sản an toàn, yên bình. Từ đó, Huế sẽ thu hút thêm nhiều du khách quốc tế quan tâm đến du lịch sinh thái, trải nghiệm văn hóa địa phương.

XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ XE ĐẠP ĐỒNG BỘ THÂN THIỆN

Để thực hiện mục tiêu đô thị xe đạp, từ 2019 Huế đã và đang triển khai mạnh mẽ việc xây dựng các tuyến đường xe đạp chuyên dụng, kết nối các khu vực trung tâm, trường học, bệnh viện và các điểm du lịch chính.

Thí điểm di chuyển bằng xe đạp điện trong đại nội cho du khách.

Những làn đường đi xe đạp này được sơn màu xanh, thiết kế có độ rộng phù hợp, với hệ thống biển báo và đèn tín hiệu giúp đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp. Thành phố cũng phát triển các bãi đậu xe đạp tại các khu vực đông dân cư và các khu di lịch sử nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và du khách.

Một trong những bước đi quan trọng trong kế hoạch của thành phố là phát triển dịch vụ chia sẻ xe đạp công cộng, giúp người dân và khách du lịch có thể thuê xe đạp ở nhiều điểm trong thành phố, tương tự như mô hình tại nhiều đô thị phát triển trên thế giới. Thành phố cũng lên kế hoạch cải cách đường nội đô, đặc biệt là các khu vực gần Kinh thành Huế và các di tích nổi tiếng để đảm bảo an toàn và trải nghiệm tốt nhất cho người đi xe đạp.

Mặc dù việc xây dựng một đô thị xe đạp tại Huế mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức, đặc biệt là việc thay đổi thói quen của người dân vốn quen thuộc với xe máy.

Tuyến đường dành riêng cho xe đạp tại Huế.

Ông Đặng Minh Nam, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển – IDS Thừa Thiên Huế, cho biết một trong những trở ngại lớn hiện nay cho việc phổ cập xe đạp tại Huế là người dân hiện chưa chọn xe đạp làm phương giao thông hàng ngày.

“Theo khảo sát đánh giá của IDS Huế, lo ngại về yếu tố an toàn giao thông chưa đảm bảo, thời tiết mùa hè nóng bức và sự kém tiện dụng về tốc độ so với xe gắn máy là những lý do chính khiến cho người dân Huế còn ngại ngần với xe đạp”, ông Nam cho hay.

Để khuyến khích sự chuyển đổi này, chính quyền thành phố đang tích cực triển khai các chương trình truyền thông, sự kiện tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng xe đạp vì sức khỏe và môi trường. Các chiến dịch như “Ngày đi xe đạp” hay “Giờ không khí thuận tiện” được tổ chức thường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo cư dân và doanh nghiệp địa phương.

Thành phố Huế cũng đồng thời triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng để cung cấp cho người dân địa phương những tiện ích, tiện dụng tối đa nhằm tăng tỷ lệ người dân sử dụng xe đạp như một phương tiện giao thông thường nhật.

Cụ thể, kết nối các tuyến đường dành riêng cho xe đạp thành một mạng lưới đồng bộ và an toàn, từ đó tạo ra một hệ thống giao thông riêng biệt cho xe đạp, không bị cản trở bởi các phương tiện tiện ích khác. Đặc biệt, làn đường dành riêng cho xe đạp cần được phân tách rõ ràng bằng cây xanh hoặc dải phân cứng để ngăn chặn tình trạng mất kiểm soát, lấn làn từ xe máy và ô tô.

Cùng với đó, thành phố cũng sẽ quy hoạch và xây dựng các bãi đỗ xe đạp tại các khu vực trung tâm, gần các điểm du lịch và các bến xe công cộng. Bãi đậu này không chỉ giúp người dân thuận tiện trong việc gửi xe mà còn góp phần tạo thói quen sử dụng phương tiện xanh.

Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai hình thức xe đạp chia sẻ, một kết quả khảo sát về việc đi xe đạp của người dân Huế cho thấy, chỉ có 1% người dân sẵn sàng đi xe đạp trong điều kiện thiếu hoặc không có cơ sở hạ tầng dành riêng cho xe đạp. Nếu có cơ sở hạ tầng dành riêng cho xe đạp, con số này tăng lên 7%. Những người sẵn sàng đi xe đạp nếu có cơ sở hạ tầng chất lượng cao dành riêng cho xe đạp chiếm tỷ lệ cao nhất, lên tới 60%. Số còn lại là 33% người được hỏi không sẵn sàng đi xe đạp dù điều kiện hạ tầng có tốt đến đâu.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG THÔNG MINH, PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ XE ĐẠP CHIA SẺ

Để tìm lời giải cho bài toán trở thành thành phố đi bộ đầu tiên của cả nước, mới đây, trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội sáng tạo Huế, Viện nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế đã tổ chức diễn đàn: “Tham vấn các mô hình, giải pháp hướng đến xây dựng thành phố Huế xanh – thông minh”.

Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia, nhà cung cấp giải pháp công nghệ và phương tiện đã có nhiều đề xuất, đóng góp để tìm giải pháp gỡ những “nút thắt” đang gây nghẽn trên lộ trình thực hiện mục tiêu trở thành Thành phố đi xe đạp của Huế.

Ông Kuk Cho từ Công ty Thông tin Đất đai và Địa lý Hàn Quốc (LX) đã giới thiệu mô hình Digital Twin – công nghệ tạo ra bản sao kỹ thuật số của môi trường thực tế – giúp dự đoán và mô phỏng tình huống giao thông tin tại thành phố. Thông qua Digital Twin, chính quyền Thành phố Huế có thể quản lý và cải thiện hệ thống thông tin hiệu quả hơn, đồng thời đưa ra quyết định về mức độ ưu tiên cho các tầng và giao thông dự án.

Công nghệ này hiện đang được áp dụng trong các dự án giao thông chia sẻ tại các thành phố lớn ở Hàn Quốc như: Deajeon, Jeonju, Gwangju, giúp tạo mạng lưới giao thông thông minh và thân thiện với môi trường. Việc phát triển nền tảng Digital Twin tại Huế không chỉ giúp thành phố có một hệ thống giao thông hiện đại mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp dịch vụ của mình vào hệ thống hạ tầng giao thông chung.

 

Thừa Thiên Huế cũng đang phối hợp với đối tác Việt PM đến từ Hàn Quốc nhằm phát triển Phương tiện di chuyển cá nhân bằng xe điện.

Chia sẻ về xu hướng phát triển các phương tiện tiện ích chuyển cá nhân (micro-mobile), bao gồm xe đạp điện và xe E-Moped (xe máy điện), ông Ted Kim, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt PM, cho biết hệ thống phương tiện này có nhiều ưu điểm như tiết kiệm không gian, thân thiện với môi trường và dễ dàng tiếp cận.

Với sự phổ biến của các phương tiện di chuyển cá nhân, Huế có thể phát triển các trạm xe đạp điện công cộng, giúp người dân và du khách dễ dàng chuyển hướng từ sử dụng các phương tiện sử dụng nguyên liệu hóa thạch sang loại hình phương tiện xanh hơn, đồng thời có thể cá thể hóa trải nghiệm của mình tại Huế.

Được biết, Công ty Việt PM dự kiến sẽ xây dựng 25 trạm xe đạp công cộng tại Huế, với trạm đầu tiên được thử nghiệm vào tháng 1/2025. Hệ thống này sử dụng ứng dụng GCOO của nhà cung cấp, cho phép người dùng tìm trạm, quét mã QR để thuê xe và thanh toán dễ dàng.

Hệ thống trạm sạc của GCOO không chỉ cung cấp năng lượng cho xe đạp điện mà còn đóng vai trò thu thập và phân tích dữ liệu môi trường, bao gồm chất lượng không khí và mật giao thông thông tin, giúp thành phố có cái nhìn tổng thể về môi trường chất lượng và giao thông đô thị.

Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch trải nghiệm bằng xe đạp điện, ông Trần Công Tiến, CEO VierCycle (một doanh nghiệp cung cấp công nghệ chuyển đổi xe đạp thường thành xe điện), đề xuất phát triển hệ sinh thái xe đạp công nghệ tại Huế, trong đó sử dụng công nghệ Stella Z (bộ chuyển đổi xe đạp thường thành xe đạp điện).

Cùng với Stella Hub, hệ thống trạm đổi pin và sạc xe đạp công cộng, người dân sẽ có thêm lựa chọn di chuyển tiện lợi và xanh hơn. Hệ sinh thái này cũng bao gồm việc xây dựng các trạm sạc công cộng, từ đó giúp giảm lượng khí thải CO2 và khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng xe đạp điện.

CẦN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI XANH 

Ông Huỳnh Trường Ngọ, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, cho rằng để đạt được mục tiêu “Thành phố Xanh 2025”, Huế cần thúc đẩy tuyên truyền về lợi ích của giao thông xanh, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình chuyển đổi này.

Ông Ngọ cũng đề xuất ứng dụng các công cụ kinh tế trong môi trường quản lý như chứng nhận xanh, hỗ trợ kinh phí và chuyển giao công nghệ, qua đó thúc đẩy cộng đồng và doanh nghiệp hướng đến mô hình thông tin bền vững.

Hiện tại, doanh nghiệp phát triển xe đạp công cộng tại Huế gặp nhiều khó khăn về doanh thu. Chính quyền thành phố cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ tài chính để duy trì và phát triển dịch vụ.

Ngoài ra, các trường học và khu dân cư cũng cần được khuyến khích đưa xe đạp vào các hoạt động ngoại khóa, khuyến tạo thói quen và tình yêu với xe đạp từ tuổi nhỏ. Thành phố cũng xem xét các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi dành cho người dân khi chuyển sang sử dụng xe đạp, tạo động lực và khuyến khích cộng đồng tích cực tham gia vào kế hoạch chuyển đổi này.

Huế không chỉ là một thành phố di sản mà còn hướng tới đô thị xanh, an toàn và bền vững cho cộng đồng. Việc chuyển mình thành đô thị xe đạp sẽ giúp Huế vừa bảo tồn giá trị văn hóa, vừa mở ra những lợi ích lớn cho sức khỏe và môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo nên một điểm đến du lịch hấp dẫn cho bạn bè quốc tế.

-Nguyệt Hà

Viết một bình luận

Generated by Feedzy