Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 18 phát hành ngày 01-05-2023 với nhiều chuyên mục hấp dẫn…
Các chỉ số kinh tế vĩ mô của tháng 4-2023 tuy có cải thiện so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái song mức độ cải thiện chưa như kỳ vọng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2023 ước tính tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Sau tháng giảm nhẹ, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 4/2023 đã bật tăng trở lại.
Cũng trong tháng 4/2023, cả nước có gần 16 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 154,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 119,1 nghìn lao động, tăng 12,3% về số doanh nghiệp, tăng 6,2% về vốn đăng ký và tăng 28,5% về số lao động so với tháng 3/2023. So với cùng kỳ năm trước, tăng 6,4% về số doanh nghiệp, giảm 5,7% về số vốn đăng ký và tăng 13,7% về số lao động.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2023 đạt 53,57 tỷ USD, giảm 7,7% so với tháng trước và giảm 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
Những khó khăn của nền kinh tế đã kéo tăng trưởng GDP quý 1/2023 xuống mức gần thấp nhất trong hơn chục năm trở lại đây. Liệu nền kinh tế có còn dư địa để đạt tăng trưởng GDP 6,5% theo mục tiêu đề ra? Sự cải thiện đôi chút của một số chỉ số kinh tế trong tháng 4 liệu có đủ sức tạo đà cho những tháng tiếp theo?
Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 01-05-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm: “Kinh tế tháng 4-2023: Các chỉ số đã cải thiện hơn” cho câu chuyện kinh tế tháng 4 với phần bình luận phân tích từ các chuyên gia.
Bao gồm các bài viết:
– Sản xuất công nghiệp chưa hết khó khăn. (Huyền Vy).
– Khai mở thị trường mới để “hãm” đà giảm của xuất khẩu. (Mạnh Đức).
– Duy trì tín hiệu tích cực từ khu vực doanh nghiệp. (Vy Vy).
– Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn vào Việt Nam. (Khánh Vy).
– Còn dư địa để đạt mục tiêu tăng trưởng. P/v GS.TS. Trần Thọ Đạt, guyên Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân. (Ngân Hà).
– Thị trường hàng hóa tháng Tư ổn định. (Song Hoàng).
Cùng nhiều bài viết hấp dẫn khác:
– Thống nhất non sông nuôi khát vọng hùng cường. (Song Hoàng).
– Cải cách thể chế thích ứng sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu. (Đặng Hương).
– Cập nhật dữ liệu chuyên sâu: Nâng cao chất lượng thông tin thống kê. P/v bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. (Anh Nhi).
– Khó khăn vẫn đeo bám thị trường bất động sản. (Phan Dương).
– Xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ và EU: Khó hồi phục trong ngắn hạn. (Chu Khôi).
– Sức khỏe của doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bị “bào mòn”. (Vũ Khuê).
– Định vị thương hiệu Việt Nam xanh: Cần chính sách, lộ trình cụ thể. (Vũ Khuê).
– Xuất khẩu online: Bình thường mới cho doanh nghiệp Việt. (Lưu Hà).
– Đã đến lúc cần nghiên cứu sửa đổi Luật Đường sắt 2017. (Anh Tú).
– Khơi thông “điểm nghẽn” nguồn nhân lực. (Khởi Anh).
– Bảo hiểm thất nghiệp: Bổ sung nhiều quy định hướng tới người lao động. (Lý Hà).
– Bài học về thị trường crypto qua các mùa downtrend. (Nhĩ Anh).
– Khủng hoảng ngân hàng Mỹ: Phần nổi của tảng băng chìm. (An Huy).
– Thị phần mỹ phẩm Việt trị giá tỷ USD. (Minh Nguyệt).
Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
-Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy