Trang chủ » BLOG » Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 22-2023

Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 22 phát hành ngày 29-05-2023 với nhiều chuyên mục hấp dẫn…

Trong thời gian qua, các chủ đầu tư thường chú trọng phát triển nhà ở trung, cao cấp, trong khi nhà ở giá rẻ, nhà xã hội – phân khúc phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số người dân đô thị thì ngày càng “mất hút”. Điều này đồng nghĩa với cơ hội tiếp cận nhà ở, “an cư lập nghiệp” của người dân có thu nhập thấp ngày càng hạn chế.

Nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của người dân, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã  phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Mục tiêu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành là khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 – 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn. Đồng thời giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội cụ thể cho các địa phương trong từng giai đoạn.

Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 29-05-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm cho câu chuyện nhà ở xã hội. Với chủ đề: “Để đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội: Gỡ vướng cơ chế, thúc đẩy nguồn cung“, với các bài viết, ý kiến của người trong cuộc và chuyên gia về các giải pháp thực hiện mục tiêu nhiều tham vọng này.

Bao gồm các bài viết:

– Nguồn cung nhà ở xã hội dự kiến gia tăng mạnh. (Phan Nam).

– Để hiện thực hóa mục tiêu một triệu căn nhà ở xã hội. (Phan Dương).

– Nguồn cung căn hộ mới sụt giảm. (Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam).   

– Nhà đầu tư đang quay lại thị trường bất động sản. (Phan Dương).

Cùng nhiều bài viết khác:

–  Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Quyết định nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế – xã hội. (Đức Phan).

– Gỡ nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công. (Đỗ Phong).

– 10 mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. (Phan Anh).

– Sửa đổi Luật Đấu thầu: Chống các hành vi gian lận, “thông thầu”. (Nhĩ Anh).

– Hiệu quả của hoạt động bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2020-2022. (Phạm Minh Thụy – Lê Thị Bích Ngọc).

– Băn khoăn về hiệu quả giảm thuế VAT 2%. (Trâm Anh).

– Sửa Luật các tổ chức tín dụng: Thêm nhiều quy định ngăn sở hữu chéo. (Tùng Thư).

– Tăng cường kết nối, tạo dựng cơ hội hợp tác Việt Nam – Ấn Độ. (Vy Vy).

– Sáu giải pháp để đạt tỷ lệ mức giảm nghèo đa chiều. P/v ông Phí Mạnh Thắng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. (Lý Hà).

– Yếu tố quan trọng quyết định thành công trong xuất khẩu. (Song Hà).

– Tránh nguy cơ độc quyền giống cây trồng: Cần gỡ vướng Luật Trồng trọt. (Chương Phượng).

– “Nóng bỏng” điện mùa khô: Cần nhiều giải pháp cấp bách. (Huyền Vy).

– Giải pháp cho ngành nhôm vượt qua khó khăn. (Vũ Khuê).

– Khai thác “mỏ vàng” dữ liệu. (Thủy Diệu).

– Giảm thuế, kích cầu mua sắm: “Giải cứu” doanh nghiệp bán lẻ. (Lưu Hà).

– Sau khủng hoảng năng lượng, châu Âu hứng cú sốc giá thực phẩm. (An Huy).

Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

-Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy

Viết một bình luận